Tôi là con người bình thường Như bao người khác lòng vòng xem chơi Bờ-Lốc chính là chốn nơi Buồn vui chia sẻ để vơi nỗi lòng Chừng nào gặp mớ bòng bong Vào đây dạo dạc là lòng khỏe ngay.
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013
cay sanh
Cây sanh độc nhất vô nhị từ chối tham vọng “đại gia“
Giữa bản làng xa xôi thuộc miền Tây Nghệ An, một cây sanh hàng ngàn năm tuổi tạo hình “mâm xôi con gà” tự nhiên được giới chơi cây đánh giá là độc nhất vô nhị. Ra giá tiền tỷ cũng không mua được cây, nhiều “đại gia” đang tìm cách mua luôn cả khu đất nơi có “cụ” cây sinh sống với tham vọng sở hữu tuyệt tác thiên nhiên hiếm có này.
Đi khắp Việt Nam không gặp dáng cây tuyệt đẹp tương tự
Giữa núi rừng rộng lớn ở bản Kẻ Mui (xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) sừng sững một cây sanh có dáng “mâm xôi con gà” tự nhiên. Người dân địa phương vẫn coi đó là một tuyệt tác thiên nhiên, nhưng phải đợi đến khi được phát hiện bởi một người chuyên săn cây cảnh từ nơi khác đến, cây sanh mới được biết đến nhiều và ngay lập tức gây “sốt” trong giới chơi cây…….
Theo truyền thuyết, bà là tiên nữ trên trời đầu thai xuống hạ giới và được thổ thần trao cho nhiều phép màu. Da Kheét rất xinh đẹp, mái tóc óng mượt và dài đến gót chân, tiếng hát trong hơn nước suối, vang xa hơn tiếng cồng, tiếng chiêng.
Bà nổi tiếng nhân hậu, đảm đang. Bà trồng cây giỏi đến mức đem cây trồng trên đá, cây cũng đâm chồi nảy lộc. Vùng đất này xưa kia hoang vu rậm rạp, có rất nhiều loài thú dữ về quấy phá cuộc sống an lành của người dân. Cứ khi trời tắt nắng, Da Kheét lại hóa thành hổ để bảo vệ dân làng trước sự tấn công của thú dữ. Sau khi mất, bà hóa thành thần và được nhân dân lập đền thờ quanh năm hương khói.
Cây sanh quý này là do Da Kheét trồng trên đá với mục đích để nhắc nhở con cháu: “Nếu con người cần cù chịu thương chịu khó thì đất đá chẳng phụ công người”. Da Kheét không trồng cây trên đất như bình thường, bà dùng phép bê hai tảng đá chồng lên nhau, sau đó gieo hạt giống cây sanh lên đỉnh của hòn đá phía trên.
Một thời gian ngắn, cây canh đâm chồi nảy lộc và lớn nhanh như thổi. Đã thành tập tục, mỗi khi bắt đầu vào mùa sản xuất trồng trọt, dân làng đều soạn một lễ vật, bao gồm một đĩa xôi, một con gà đến làm lễ tại cây sanh để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; đến ngày thu hoạch, họ lại chọn những sản vật ngon nhất, đẹp nhất đến dâng tạ ơn các vị thần.
Đọc thêm:http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/124072/cay-sanh-doc-nhat-vo-nhi-tu-choi-tham-vong--dai-gia-.html
Cây sanh
Khi đói khổ không quan tâm /
Chạy ăn từng bữa việc làm khó khăn /
Đến khi của để sướng ăn /
Bắt đầu suy nghĩ ăn nằm kiểu chi?/
Kiểu nào oai vệ uy nghi /
Sở hữu đồ vật nhất nhì nhiều đô /
Thế là thi đua đổ xô /
Sưu tầm đồ cổ vẽ tô oai hùng /
Cây ‘sanh’ đâu có tội khùng /
‘Mâm xôi con gà’ đã từng có lâu /
Linh thiêng dân bản đến cầu /
Cây sanh đem lại nhiệm màu bình an /
Cớ sao người đến hỏi han /
Xin mua hãy bán để làm cảnh chơi /
Bản làng vẫn đang khổ đời /
Dứt khoát không bán “Mâm xôi con gà”/
Mua đất lại được đưa ra /
Muốn mua tất cả hec-ta cả vùng /
Dân làng vẫn rất anh hùng /
Dù cho đắt mấy không dùng tiền ma /
Chỉ mong mưa thuận gió hòa /
Thắp hương cúng tổ ‘Con gà Mâm xôi’/
Nhưng mà giữ được mấy hồi /
Biết đâu có ‘phép’ trên trời bán ngay /
Ý định công trình dựng xây /
Để làng có phước giàu ngày sướng đêm /
Bán xong liệu có êm đềm /
Bản làng chờ đợi kiếm thêm sự trời./
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét