Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

22-12



22-12
Nhân ngày quân ðội mừng sinh /
Tuyên truyền giải phóng quân mình bảy mươi /
Ðánh Pháp ðuổi Mỹ ði rồi /
Ðất nước xây dựng cơ ngơi nước nhà /
Ðến lúc Pôn-Pốt manh nha /
Còn ðòi thôn tính nước ta nữa là /
Không ngờ ‘tình nghĩa’ Trung Hoa /
Giúp thằng Pôn-pốt ðánh ta hết lòng /
Miền Tây rồi diệt miền Ðông /
Ðánh chiếm Nam Việt Sài Gòn nữa cơ /
Quân ta không thể làm ngơ/
Ðể chúng tàn sát bay giơ xương người /
Nhân lúc Cãm-Pu-Chia nhờ /
Giúp đánh giặc cỏ giương cờ anh em /
Quân ta xốc tới tiến lên /
Giải phóng ðất nước làm nên diệu kỳ /
Ðội quân nhà ‘Phật’ tăng ni /
Ðược dân bạn tặng bởi vì cứu nhân /
Cãm-pu-chia láng giềng gần /
Anh em tình nghĩa nặng phần vì nhau /
Nhưng mà không ngờ nước Tàu /
Pôn-pốt bị diệt nên ðau cái lòng /
Quấy rối Phia Bắc biên phòng /
Dàn quân ðánh Việt chỉ hòng dọa non /
Thế rồi tưởng hù trẻ con /
Ai ngờ chuốc lấy tủi hờn cút luôn /
Ðang lúc xấu hổ cùng buồn /
Xúi Mỹ cấm vận ngăn sông rào làng /
Mỹ Ngụy vừa mới ðầu hàng /
Thấy nhân cơ hội cho tràng phạt nhau /
Thế là ta lại thêm ðau /
Trung Hoa ‘tình nghĩa’ thật sâu ao tù /
Bao nãm kinh tế mịt mù /
Vì chúng cấm chợ ngăn mùa làm ăn /
Bây giờ biển Ðông xâm lãng /
Tạo vùng ‘nhận dạng’ khả nãng ðến gần /
Gạc Ma Chữ Thập tranh phần /
Tiền nhiều nước lớn hải quân khoanh vùng /
Nhưng mà chúng ta anh hùng /
Quân ðội anh dũng Vua Hùng sinh ra /

Cho dù là giặc mặt ma /
Ngàn năm chúng vẫn Ðống Ða xương Gò /
Thánh thiêng Võ Giáp phất cờ /
Phật Hồ Chủ Tịch hồ lô mời vào./

 http://kinhoang54.blogspot.com/

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

20-11






Ngày hội 20-11

Nhà Giáo Việt Nam nhân ngày /

Tôi xin gửi tới một vài lẵng hoa /

Tặng cho bờ-lốc nếu là /

Bạn chơi nhà giáo thiết tha mặn nồng /

Đã hưu hoặc đang ở trường /

Lời chúc tốt đẹp giảng đường thăng hoa /

Sức khỏe công việc chính là /

Trường tồn ổn định bông hoa cuộc đời /

****

20-11

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam /

Chủ nhà tranh thủ gieo vần câu thơ /

Ca ngợi các thầy các cô /

Ngày đêm chăm chỉ dạy trò tốt hơn /

Em nào chịu khó như mong /

Đó là điều quý vui lòng chúng ta /

Sợ nhất các em lân la /

Quán ‘nét’ ‘games’ ‘chat’ la cà ngày đêm /

Học tập càng sa sút thêm /

Mẹ cha ca thán các em ‘điếc’ rồi /

Sợ nhất coi trọng chữ ‘tôi’ /

Phây-búc ‘ném đá’ câu tồi triền miên /

Lây vào cuộc sống thường niên /

Đánh nhau không kể dưới trên là gì /

Chửi nhau lăng mạ tức thì /

Không cần so xét nghĩ suy vừa lòng /

****

Các cô miền núi khổ không /

Vào nhà khuyên bảo đến trường nghe em /

Vận động học tập tiến lên /

Gặp em khổ quá cô đem về nhà /

Cho ăn cho mặc cho quà /

Nếu em chăm học thế là cô vui /

****

Nghĩa vụ miền núi miền xuôi /

Chưa người thay thế cô tôi tuổi nhiều /

Đến khi vào buổi xế chiều /

Luân chuyển miền dưới lưng xiêu mất rồi /

Thương cho nghề giáo đơn côi /

Vùng ven hải đảo chơi vơi biển đời./

***

Thị trường ngày nay xin mời /

Mở cửa các kiểu tung trời mắt hoa /

Giáo dục ảnh hưởng tiền boa /

Nhưng thầy cô giáo vẫn là giáo viên /

Con người ai chẳng thích tiền /

Nhưng lòng thầy giáo gắn liền tình thương /

‘Yêu nghề yêu người’tương đương /

Cái nghề kỳ diệu tuy lương bọt bèo /

***

Thích nhất hôm nay thằng Tèo /

Được mình dạy giỗ thoát nghèo làm quan /

Bây giờ là xếp tập đoàn /

Về quê thỉnh thoảng giáo làng đến thăm /

Tình thầy trò cũ luận bàn /

Ôn lại kỷ niệm gian nan học hành /

Nhờ cô dạy giỗ bảo ban /

Nên em khôn lớn xứng danh thành người /

Chúc cô khỏe mạnh mọi thời /

Công việc giảng dạy cả đời ‘thảnh thơi’/

***

Em đây cương quyết không ngơi /

Ngày đêm ra sức để tôi luyện rèn /

Làm nhiều sản phẩm nhiều tiền /

Góp ích đất nước giúp thêm gia đình /

Việc nước việc nhà rất tình /

Keo sơn gắn bó oằn mình lập công./

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

20-10










20-10

Thành lập phụ nữ nhân ngày /
Hai mươi tháng mười ðến ngay cận kề /
Xin chúc sức khỏe tràn trề /
Chị em làng gờ ði về vui tươi /
Công việc lạc quan yêu ðời /
Có nhiều ý tưởng không rời làng ta /
Cái hay cái ðẹp nêu ra /
Mời làng thuởng thức chúng ta thu vào /
Mệt nhọc tan biến khi nào /
Làng gờ bờ-lốc cao trào hài tãng /(G+)
Giống như Mưa Rừng chào hàng /(bờ lốc Mưa Rừng Chiều)
Khách ðến bình luận râm ran cả ngày /
Bình cho ðến mức quá say /
Quên cả ãn ngủ quên ngay bạn ðời /
***

Hai mươi tháng mười sắp rồi /
Tuy là khác giới bồi hồi ðang dâng /
Hi vọng họ vui lây sang /
Mình cũng ðược hưởng hàng ngàn niềm vui /
Tôi ðịnh mừng vợ của tui /
Súp lơ một bó thịt tươi bò vàng /
Tiện thể thêm chai rượu vang /
Thịt hoa xát mỏng xào rang thõm lừng /
Mừng vợ sup-lơ rất cưng /
Nhìn nồi xào trộn bỗng dưng ðĩa ðầy /
Vợ khen anh thế mà tài /

Ðược hoa ðược cả em ðây má ðào /

Ly rượu uống vô thay chào /
Không ngờ son phấn ðâu nào cần chi./


Đội 32
Ngày ấy cho đến bây giờ /
Phần tư thế kỷ ai ngờ được đâu /
Hồi đó đang còn xanh đầu /
Bây giờ bạc trắng còn giàu muối tiêu /
Khi đó vô tư thật nhiều /
Được sang Nga học hàn thêu dệt dầu /
Mới sang tiếng Nga năm đầu / 
Ai chưa từng học ốm đau luyện rèn /
Người nào đã học khỏe êm /
Học chơi được thật kiếm thêm thư nhàn /
Cô giáo người Nga nặng cân /
Tiếng Việt chọc ghẹo có phần tăng vui /
Có hôm hơi bị quá xui /
'Mông cô to lắm' bạn tôi luận bàn /
'Mông cô không to' - cô can /
Các em đỏ mặt trương gân hết rồi /
Không ngờ các cô chúng tôi /
Đã có kinh nghiệm phản hồi tiếng ta /
Tạm biệt A-lê-ô-na /
Chào Xô-phi-a, Lê-na nữa kìa /
Chuyển sang được học chính nghề /
Ông thầy 3 3 ze-ze /
Đánh vần từng tiếng mà nghe nực cười /
Cả đội phân nhóm 3 nơi /
3 ông thợ cả được mời làm quan /
Phich-cờ-rét to gan /
Hiền hậu dễ mến thầy Khàn đó nghe /
Xu-Tờ-nốp khó không chê /
Ba nhóm thực tập say mê luyện rèn /
Ngoài giờ đi củi kiếm thêm /
Chút than sưởi ấm những đêm lạnh lòng /
Nhưng mà cái số biết không /
Người đi thu hoạch kẻ cong đuôi hoài /
Đi về là bị mệt xoài /
Củi đuốc chẳng được chạy dài công an /
Nhiều khi bỏ của cứu thân /
Kẻo mà bị tóm chịu phần 'bêu dương' /
Phong trào bóng đá lớp trường /
Đội nhà tích cực nồi xoong gõ đều /
Phạt góc Minh đen đá vèo /
Song phi Linh trọc móc theo ông trời /
Thủ môn Hòa Phi đấm chơi /
Hải Hạnh tiền đạo toàn xơi gót dày /
Cổ động viên chỉ toàn xài /
Xô tôn chậu bể điếc tai bên đường /
Giây-cu-roa hiệu phó trường /
Bắt gôn đổ sập bụng trương phì phò /
Rất thương cả đám học trò /
Đến bên đỡ dậy cười no trong lòng /
Về nước nhận việc đếm đong /
Người nào vào trước việc công giao liền /
Khổ cho mấy ông chơi ghiền /
Vào muộn nên việc chịu phiền chờ thôi /
Thế là mỗi việc mỗi người '
Nghề hàn lắp ráp khôn nguôi giảm dần /
Nhưng mà được cái hàng năm /
Mấy người sum họp liên hoan định kỳ /
Bây giờ chén rượu lâm ly /
Ngày càng thuyên giảm bởi vì già nua /
Nghỉ hưu lần lượt cuộc đua /
Khoảng mươi năm nữa làng rùa gặp nhau./  



Lính thông tin (ĐBV) - trường ca thông tin.
Chúng tôi người lính thông tin /
Mặt trận trên bờ ngoài biển mến yêu /
Dầu khí là nơi tiền tiêu /
Bao trạm dàn-tàu bấy nhiêu thu-phát /
Chúng tôi luôn luôn ca hát /
Khúc ca tuổi trẻ khao khát làm giàu /
“Mùa xuân trên những giếng dầu”/
Công nghệ đổi mới đi đầu quốc gia /
Mới mẻ ngày trước chúng ta /
Tin học chưa rõ những là xa xăm /
Học tập nghiên cứu chuyên cần /
Công nghệ tiên tiến Trung tâm đi đầu /
Đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu /
Đổi mới cập nhật dồi dào niềm tin /
Liên lạc thông qua vệ tinh /
Là bước đột phá chuyển mình Trung tâm /
Lãnh đạo luôn luôn trở trăn /
Công nghệ tiên tiến muôn phần khó khăn /
“Vi-na-sát “ của Việt nam /
Người Việt yêu nước dùng hàng của ta /
“Thái-côm” dự phòng chọn ra /
Tiếp nhận hàng mới nước nhà yêu sao  /
In-te-nét, xưa ước ao /
Bây giờ tiện lợi đưa vào nhiều nơi /
Chuyên gia Nga-Việt không rời /
Màn hình dầu mỏ giếng khơi hiện về /
Mọi người vui sướng yêu nghề /
Năng suất chất lượng làm mê lòng người /
Điều hành bộ máy các nơi /
Hội họp qua mạng kịp thời lát giây /
***
Lãnh đạo lớn mạnh hàng ngày /
Chuyên tâm công tác hăng say luyện rèn /
Thông Tin phát triển vững bền /
Máy móc đổi mới trên nền móng xưa /
Vừa tiết kiệm vừa kế thừa /
Công nghệ tiến bộ thi đua tiến đều  /
***
Nữ công, văn nghệ sớm chiều /
Thể thao thành tích đạt nhiều giải cao /
Đền ơn, đáp nghĩa phong trào /
Uống nước nhớ nguồn nêu cao tinh thần /
***
Quản trị mạng thật chuyên cần /
Rất nhiều điện thoại hàng ngàn mối dây /
Máy phách (fax) máy tính tăng dày /
Chúng tôi đảm bảo đêm ngày suốt thông /
Phần mềm công nghệ mới luôn /
Thay đổi liên tục là trong sẵn sàng /
***
Đơn vị sửa chữa tài năng /
Máy móc hư hỏng sửa bằng được thôi /
Tổng đài đấu nối kịp thời /
Trong nước ngoài nước liên hồi các nơi /
***
Đội ngũ đi dàn biển khơi /
Liên lạc biển-bờ là đời chúng tôi /
Phục vụ sản xuất hàng giờ /
Dầu khí dân đợi nước chờ từ lâu /
Chúng tôi đầu nối nhiều cầu /
Công tác liên lạc mong sao đúng thời /
Điện thoại loa gắn nhiều nơi /
Mạng “net” cán bộ không rời đưa tin /
Huân chương trên tặng tôn vinh /
Trung Tâm công nghệ thông tin trưởng thành /
Chúng tôi quyết tâm xứng danh /
Nguời lính thông tin liên doanh vững bền /
Việt Nga hai nước anh em /
Hoà bình hữu nghị tiến lên không ngừng./
                                               HK


Nghề nghiệpTT
Nhận tin “vô thường” buồn ghê/
Cả đời phục vụ với nghề thông tin/
Anh em ra sức giữ gìn /
 Liên lạc thông suốt hàng giờ hàng giây/
Phải trực cả đêm lẫn ngày/
Phục vụ sản xuất ai hay được nào?/
Trực thông tin sướng làm sao?/
Chỉ ngồi đàm thoại, bảnh bao áo quần?/
Thưa rằng thầm lặng đội quân/
 Luôn luôn lo lắng chăm tuần mối dây /
Điện thoại, loa hỏng sao đây?/
 Lẽ nào ngồi chỗ, bảo Tây làm dùm /
Gặp người nóng tính kêu um /
Sửa nhanh không có tôi bùm ‘sếp’ anh…/
Thế là cố gắng làm nhanh /
 Vì là cơm áo phải đành ra tay /
Khi đó đâu kể đêm ngày /
Mồ hôi nhễ nhại mặt mày lấm lem /
Có lúc vào buổi nửa đêm /
 Đèn hiệu báo cháy hú thêm tiếng còi /
Thông tin thông báo kịp thời /
 Mọi người chú ý không rời nghe loa /
Thỉnh thoảng kho lạnh chuông la /
 Không ngờ người kẹt không ra khóc oà /
Thông tin thông báo người ra /
 Hãy nhanh mở cửa kẻo mà bị oan /
Bể nước tập thể khi tràn /
 Đến khi vòi tịt lại cần lên loa…/
Khi khoan dung dịch trộn hoà /
Thiếu nước chuông réo lại là thông tin /
Máy lạnh mất nước nằm im /
 Nhưng mà chuông réo ai tìm chuyên gia?/
Kho lạnh nước chảy tràn ra /
 Không ngờ mất điện lại là thông tin /
Nói ra thì ai mà tin .../
 Thông tin ngồi mát như in phật ngồi /
Phật ngồi trên lửa rối bời /
 Nếu mà sự cố phật ngồi được sao?/
Ngồi mãi chẳng có chuông nào?
 Vừa ra khỏi cửa ào ào chuông theo /
Nhiều lúc ca  trực buồn teo /
Đổi ca tính toán dõi theo từng giờ…/
Có lúc bức xúc không ngờ /
 Gặp người có việc trong bờ gọi ra /
Trở tay chưa kịp đã la /
Tại sao gọi mãi thế mà chưa lên?/
Nghề thông tin là không tên /
Cứ làm cần mẫn sức bền không sao /
Ngày nay thiết bị dồi dào /
Công nghệ tin học đưa vào nhiều nơi /
Đầu ngành máy tính lên đời /
‘Mail’ đi ‘mail’ tới người ơi rất mừng /
Họ mừng mình lo bỗng dưng /
Nếu mà trục trặc coi chừng thông tin /
Nhờ anh xem thử bản tin /
Tại sao truy cập thần kinh quá trời /
‘Mail’ gửi và nhận toàn rơi /
Kết quả không có xin mời anh xem? /
Thông tin là vậy ngày đêm /
Công việc là thế anh em quen rồi /
Tiện thể tôi có đôi lời /
Kể ra nhiều quá thành đời chơi vơi /
Cũng vì “lời nói” bồi hồi /
‘Thông tin không việc’ chỉ ngồi trực chơi./

        



Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

TRUNG THU






Nên chãng tắt ðiện ðêm rằm /


Ðể cho trãng sáng chị Hằng xuống chơi /

Chứ mà ðiện sáng rợp trời /

Trãng ðâu chả thấy mà chơi ðèn lồng /

Ýnghĩa trãng rằm nhi ðồng /



Chơi ðèn phá cỗ trong lòng ánh trãng /

Còn ðâu cổ tích Cuội chàng /

‘Ðể trâu ãn lúa gọi cha ời ời’/


Thiết nghĩ người lớn cùng chơi /

Có thể tắt ðiện những nơi không cần /

Đưa em ði ðến thật gần /


Chỗ trãng huyền ảo chị Hằng đồng ca./






Trời ðuổi



 
 
Trời ðuổi

Hôm qua chạy bộ trên ðuờng /

Gặp anh bạn cũ ðồng huõng hỏi chào:/

“Có phải trời ðuổi hay sao?/

Mà anh luôn chạy ðêÒ trào mồ hôi?”/

Kết thúc thể dục tôi ngồi /

Cứ suy nghĩ mãi cái lời ðồng huõng /

‘Trời ðuổi’ nghe dở uõng uõng /

Nhýng mà nghĩ lại lẽ thuờng ðó thôi /

Nếu không thể dục mọi thời /

Con nguời uể oải nụ cuời kém ði /

Ngáp dài ngáp ngắn ngủ khì /

Nằm ngửa ðọc báo ti vi nếu nghiền /

Ãn uống thịt cá viên chiên /

Ruợu bia cho ðã triền miên tháng ngày /

Nếu không thể dục hãng say /

Ðến lúc bệnh tật chân tay ðau nhừ /

Buớc ði mệt nhọc lừ ðừ /

Bác sĩ tay bó bệnh trừ khó khãn /

Ãn ít luyện tập nãng chãm /

Khác gì
‘trời ðuổi’ ðôi chân chạy ðều./

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Lylenhoa





Bạn tốt của Việt Nam

Học giả Trung Hoa Lệnh Hoa /
Con người dũng cảm lại hiền hòa /
Trung thành diễn giải biển Ðông sử /
Phản bác ‘Luỡi bò' ðích quốc gia /
Nước Việt hoan nghênh người bạn tốt /
Giương cao chính nghĩa bác sa ðà /
Chính quyền Trung quốc lời ông nhớ /
Bành trướng tham quyền họa nở hoa./

Từ thiền sử Thích Ðại Sán ðến học giả Lý Lệnh Hoa

Thế kỷ 17, thiền sử Thích Ðại Sán ðã qua Việt Nam, ghi chép ðầy ðủ và trung thực chủ quyền của nhà Nguyễn ở Ðàng Trong với Vạn Lý Trường Sa. Lúc ấy, vương triều Trung Hoa ðang "quay lưng ra biển", chỉ quan tâm ðến lục ðịa. Song những ghi chép, quan sát, cảm nhận của vị thiền sư Trung Quốc danh tiếng ðã cho thế giới và người Trung Quốc góc nhìn về sự thật ở biển Ðông và hai quần ðảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Vào ðầu thế kỷ 20, Trung Quốc bắt ðầu "dòm ngó" và nhảy vào cưỡng chiếm Hoàng Sa, một số quần ðảo Trường Sa. Và, tham vọng chưa dừng tại ðây, "ðường lưỡi bò" ðược vẽ ra chiếm gần trọn biển Ðông từ "một phút giây hứng khởi bất thường của một viên chức Trung Hoa Dân Quốc" ðã trở thành chính sách bành trướng của nhà nước Trung Quốc xuyên suốt từ giữa thế kỷ 20 ðến thế kỷ 21.
Tuy nhiên, ngay tại chính TQ, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm ðể nói lên sự thật với nhân dân, ðồng bào của mình và nhân dân trên thế giới. Một trong số ðó là học giả Lý Lệnh Hoa.
Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946. Từ năm 1964 ðến 1970 học khoa Hải dương học tại Học viện Sơn Ðông. Sau khi ra trường, từ nãm 1970 ðến 2006 ông công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia (ở Thiên Tân).
Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải dương quốc gia, ông ðã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học về biển ðảo và các vấn ðề xung quanh liên quan. Từ ðó, ông liên tục nói lên sự thật, chân lý và lẽ phải. Ông có viễn kiến sâu sắc, có trách nhiệm với ðất nước và nhân dân Trung Quốc cũng như các nước láng giềng.
Ngay từ ðầu ông ðã khẳng ðịnh: "Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ ðộng giải quyết vấn ðề Nam Hải (Biển Ðông - TG), phải xác lập ðược cơ chế ðàm  phán, thương lượng song phương và ða phương hữu hiệu, ðược các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung ðột dài ngày ở Nam Hải (Biển Ðông - TG).
Những bài viết sắc bén, có cãn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Ðông của ông không ðược các báo chính thống của Trung Quốc ðăng tải. Do ðó, ông ðã tích cực sử dụng blog cá nhân ðể truyền tải ðến nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ phải. Mới ðây nhất khi Trung Quốc ðưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng ðặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông ðã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho ðất nước và nhân dân của mình: "Trung Quốc ðang tự biến mình thành kẻ thù của các nước láng giềng và thế giới vãn minh".
Trên blog cá nhân ngày 21/5/2014, Lý Lệnh Hoa viết: "
Truyền thông Trung Quốc ðã ðăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn ðề về liên quan ðến biển Ðông. Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển nãm 1982 (UNCLOS), họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường Công ước ðã ký. Những gì họ nói, họ biết về "ðường lưỡi bò" là vô cùng cẩu thả. Tất cả các ðường ranh giới trên ðất liền và hải phận trên thế giới ðều là những ðường liền mạch, rõ ràng, còn "ðường lýỡi bò" chỉ là một vệt 9 ðoạn ðứt quãng quá mơ hồ..."
"Trung Quốc là một quốc gia lục ðịa. Từ xa xưa cho ðến tận ðời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều ðến biển. Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa ðã vươn ra hoạt ðộng trên một vùng biển rộng ðến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc ðang ðòi hỏi hiện nay? Ðấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử".








Bản ðồ ðường lưỡi bò vẽ và viết bằng tay gốc bị phát hiện do một viên chức vẽ.







30 nãm kiên trì sự thật




Ðể giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa ðã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển ðảo trên biển Ðông và ðường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm. Chính ông ðã tìm ra nguồn gốc ra ðời "ðường lưỡi bò" và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn này là "Ổ sáng tác ra ðường lưỡi bò". Và, "Ðường chín ðoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh ðộ, vĩ ðộ cụ thể, cũng chẳng có cãn cứ pháp lý".
Chính nhờ ông mà cả thế giới biết xuất xứ về "ðường lưỡi bò" (Cửu tuyến ðoạn) là một sản phẩm do một công chức bình thường của Trung Quốc vẽ sau một chuyến ði qua biển Ðông. Ông nhiều lần phát biểu công khai: "Ðường 9 ðoạn" chỉ là ðường ảo, trong khi ðường biên giới trên biển phải ðược quốc tế thừa nhận là có thực". Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần ðảo Hoàng Sa ðánh chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố: "Không nên làm trò hề cho thế giới cười".
Ông ðã dành gần cả cuộc ðời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn "Không ðể Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng". Ðặc biệt từ nãm 2005 ðến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hãng của chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng ðể cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng, lý lẽ, luật pháp quốc tế để "lay tỉnh" mọi người thoát khỏi "ác mộng" và "ðại họa".
Ngày 14/6/2012, Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Trung Quốc tổ chức Hội thảo Tranh chấp biển Ðông: Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế. Học giả Lý Lệnh Hoa ðược mời tham gia cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc.
Tại ðây, ông ðã thẳng thắn ðánh giá hành vi của Trung Quốc trên biển Ðông như sau: "Không thể xỏ giày trước rồi mới ði tất". Ông ðã chứng minh cho các diễn giả thấy những sai trái của Trung Quốc khi dùng vũ lực xâm chiếm cưỡng ðoạt nhiều ðảo và biển Ðông. Chiếm xong rồi tìm cách "chứng minh". Vì vốn không phải sự thật nên không chứng minh ðược, ðành phải viện dẫn nhiều dẫn chứng vu vơ, vô cãn cứ.
Ông tỏ ra lo lắng cho cách hành xử của nhà nước Trung Quốc và nhiều lần lên tiếng. Ông nói tại hội thảo : "Bởi vậy Bộ Ngoại giao và phía quân ðội (Trung Quốc) có lúc rất cứng rắn trên vấn ðề này, tôi cảm thấy làm như thế là xem xét vấn ðề chưa chu toàn. Tôi ðã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ Ngoại giao (Trung Quốc - TG) nhưng cũng không có thư trả lời..."




....

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

da roi


“Sự đã rồi”


‘Đầu xuôi đuôi lọt’cụm từ /

Chúng ta từng bảo giống như ‘đã rồi’ /

Nếu như giàn khoan vẫn ngồi /(HD981)

Thực thi chiếm đoạt biển trời của ta /

Đuổi đi đuổi mãi chẳng ra /

Cứ nằm đó mãi dần dà đóng quân /

Việt nam và A–sê-an /

Cùng cả quốc tế không dàn xếp xong /

Đó là tiền lệ long đong /

Trung Quốc tiếp tục vẽ vòng lưỡi trâu /

Khác gì lưỡi bò để lâu /

Nó sẽ liếm hết muối dầu Biển Đông /

Chúng đang nâng cấp quốc phòng /

Tăng cường hãm đội thòng lòng đại dương /

Khi đó Mỹ cũng khó lường /

Vị trí số một phải nhường số hai /

Thế giới rồi phải lạy hoài /

Xin thằng ương bướng kiếm vài cọng rau /

Nếu thích thì nó gật đầu /

Không thích thì nó cho chầu diêm vương./



Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

14 thang 3 nam 88









Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma 14-3-1988 (đang được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân).Thiếu úy Trần Văn Phương - Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh

14/3/1988-ngày này 22 năm không quên
Nên nhớ
Mười bốn tháng ba năm tám tám /
Là ngày đáng nhớ trời u ám /
Giặc Tàu cướp đảo Trường Sa yêu /
Năm cục đảo đá thành ảm đạm /

Chưa đủ còn cướp hai đảo thêm /
Sáu tư liệt sĩ vào tâm khảm /
Gạc-ma ngày ấy sao mà quên /
Đêm bạn ngày thù cướp đảo cạn./


  Con số 4 tử huyệt : Năm 1954 Đài Loan cướp đảo Ba Bình của quần đảo Trường Sa , 1974 Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa – 74 lính Cộng Hoà MNVN tử trận. Ngày 14 tháng 3 năm 1988 tàu HQ604 của VN bị đánh chìm – 64 chiến sĩ hi sinh …
“Nhất chập choạng nhì rạng Đông”- cha ông ta từng nói –Trung Quốc lợi dụng : 1954 ta đang lo chiến dịch Điện Biên Phủ, 1974 Mỹ rút còn lại Nguỵ, 1988 ngày đại tang (Thủ Tướng) CTHĐBT Phạm Hùng, rồi cay cú biên giới Tây Nam+phía Bắc, Pôn-pốtTrung Quốc hậu thuẫn bị  sụp đổ vì Việt nam.
 Liên hệ: Cu-rin chiến tranh thế giới thứ hai Nga-Nhật, Điếu Ngư chiến tranh Trung- Nhật 1907...v.v.


'Vòng tròn bất tử' không bao giờ bị lãng quên
 Nhiệm vụ còn dang dở của các anh sẽ được các thế hệ nối tiếp thực hiện trong những điều kiện mới, để "Vòng tròn bất tử" không bao giờ bị lãng quên...
Trò chuyện với Tuần Việt Nam khi đang ở Đà Nẵng tối 12/3, chuẩn bị tham gia chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa", cựu binh Lê Hữu Thảo, người tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma chia sẻ, anh và đồng đội rất vui mừng, phấn khởi trước sự kiện này.
"Đó là sự tri ân, thể hiện tình cảm đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự động viên với thân nhân những liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc", anh Thảo chia sẻ……….
Gặp những người lính trong trận hải chiến Trường Sa 1988
Tác giả: Hoàng Hường
Bài đã được xuất bản.: 25/07/2011 06:00 GMT+7

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-22-gap-nhung-nguoi-linh-trong-tran-hai-chien-truong-sa-1988
Đầu năm 1988, Trung Quốc bất ngờ đổ bộ chiếm đóng trái phép 5 đảo đá: Chữ Thập, Châu Viên, Xu Bi, Huy Gơ và Ga Ven trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, sát cụm đảo Sinh Tồn.
Trong khi đó, trên 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao phía Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn, giống ba góc tam giác có vị trí như trạm quan sát tuyến đầu, 'mắt thần' của Trường Sa, đã có nhà đóng giữ và cột mốc chủ quyền của Việt Nam.

  
     Kết thúc biến cố ngày 14/3/1988, Trung Quốc tạm thời chiếm giữ Gạc Ma và Len Đao. Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505,  tàu Việt Nam nằm án ngữ trên đảo Cô Lin và giữ được đảo này.
  Phía Trung Quốc mất 8 binh sĩ. Việt Nam mất 3 tàu vận tải. Ngoài 9 người bị Trung Quốc bắt giữ, có 64 chiến sĩ hy sinh. Và đau lòng hơn cả, mãi sau này chỉ vài người được tìm thấy hài cốt. Những người còn lại - như anh Thống và anh Lê Văn Dũng nhận định - có thể đã làm mồi cho cá mập.
Vùng biển Gạc Ma một ngày đau đớn, ngập đỏ máu những người con trẻ trung của dân tộc. Đúng hôm nay (27/7/2011), chúng tôi ngồi viết lại những dòng chữ này ghi lại công ơn các anh. Nhân ngày Kỷ niệm Thương binh - liệt sĩ, xin thành kính gửi tới các anh lòng biết ơn và sự tiếc thương vô hạn. Tổ quốc và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên các anh và nguyện sẽ tiếp bước các anh, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ…