Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

14 thang 3 nam 88









Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma 14-3-1988 (đang được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân).Thiếu úy Trần Văn Phương - Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh

14/3/1988-ngày này 22 năm không quên
Nên nhớ
Mười bốn tháng ba năm tám tám /
Là ngày đáng nhớ trời u ám /
Giặc Tàu cướp đảo Trường Sa yêu /
Năm cục đảo đá thành ảm đạm /

Chưa đủ còn cướp hai đảo thêm /
Sáu tư liệt sĩ vào tâm khảm /
Gạc-ma ngày ấy sao mà quên /
Đêm bạn ngày thù cướp đảo cạn./


  Con số 4 tử huyệt : Năm 1954 Đài Loan cướp đảo Ba Bình của quần đảo Trường Sa , 1974 Trung Quốc cướp quần đảo Hoàng Sa – 74 lính Cộng Hoà MNVN tử trận. Ngày 14 tháng 3 năm 1988 tàu HQ604 của VN bị đánh chìm – 64 chiến sĩ hi sinh …
“Nhất chập choạng nhì rạng Đông”- cha ông ta từng nói –Trung Quốc lợi dụng : 1954 ta đang lo chiến dịch Điện Biên Phủ, 1974 Mỹ rút còn lại Nguỵ, 1988 ngày đại tang (Thủ Tướng) CTHĐBT Phạm Hùng, rồi cay cú biên giới Tây Nam+phía Bắc, Pôn-pốtTrung Quốc hậu thuẫn bị  sụp đổ vì Việt nam.
 Liên hệ: Cu-rin chiến tranh thế giới thứ hai Nga-Nhật, Điếu Ngư chiến tranh Trung- Nhật 1907...v.v.


'Vòng tròn bất tử' không bao giờ bị lãng quên
 Nhiệm vụ còn dang dở của các anh sẽ được các thế hệ nối tiếp thực hiện trong những điều kiện mới, để "Vòng tròn bất tử" không bao giờ bị lãng quên...
Trò chuyện với Tuần Việt Nam khi đang ở Đà Nẵng tối 12/3, chuẩn bị tham gia chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa", cựu binh Lê Hữu Thảo, người tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma chia sẻ, anh và đồng đội rất vui mừng, phấn khởi trước sự kiện này.
"Đó là sự tri ân, thể hiện tình cảm đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự động viên với thân nhân những liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc", anh Thảo chia sẻ……….
Gặp những người lính trong trận hải chiến Trường Sa 1988
Tác giả: Hoàng Hường
Bài đã được xuất bản.: 25/07/2011 06:00 GMT+7

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-22-gap-nhung-nguoi-linh-trong-tran-hai-chien-truong-sa-1988
Đầu năm 1988, Trung Quốc bất ngờ đổ bộ chiếm đóng trái phép 5 đảo đá: Chữ Thập, Châu Viên, Xu Bi, Huy Gơ và Ga Ven trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, sát cụm đảo Sinh Tồn.
Trong khi đó, trên 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao phía Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn, giống ba góc tam giác có vị trí như trạm quan sát tuyến đầu, 'mắt thần' của Trường Sa, đã có nhà đóng giữ và cột mốc chủ quyền của Việt Nam.

  
     Kết thúc biến cố ngày 14/3/1988, Trung Quốc tạm thời chiếm giữ Gạc Ma và Len Đao. Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505,  tàu Việt Nam nằm án ngữ trên đảo Cô Lin và giữ được đảo này.
  Phía Trung Quốc mất 8 binh sĩ. Việt Nam mất 3 tàu vận tải. Ngoài 9 người bị Trung Quốc bắt giữ, có 64 chiến sĩ hy sinh. Và đau lòng hơn cả, mãi sau này chỉ vài người được tìm thấy hài cốt. Những người còn lại - như anh Thống và anh Lê Văn Dũng nhận định - có thể đã làm mồi cho cá mập.
Vùng biển Gạc Ma một ngày đau đớn, ngập đỏ máu những người con trẻ trung của dân tộc. Đúng hôm nay (27/7/2011), chúng tôi ngồi viết lại những dòng chữ này ghi lại công ơn các anh. Nhân ngày Kỷ niệm Thương binh - liệt sĩ, xin thành kính gửi tới các anh lòng biết ơn và sự tiếc thương vô hạn. Tổ quốc và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên các anh và nguyện sẽ tiếp bước các anh, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét