Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Đảo Dấu


Đảo Dấu rừng đa búp đỏ

Đồ Sơn có đảo thật linh thiêng /
Đảo Dấu rừng đa sống bách niên /
Di sản Việt nam vào sổ chép /
Ba lăm cây quý tự thiên nhiên /
Nơi đây truyền thuyết từng mô tả /
Có vị tướng Trần chết hoá tiên /
Dân lập đền thờ kính viếng Cụ /
Trở thành muôn thuở pháo đài thiêng /
***
Dân làng đâu giám chặt cây thiêng /
Kẻ lạ đốn cây về hoá điên /
Giặc cỏ ngang tàng vào chọc phá /
Thành ngây đến chết không kèn chiêng /
Rừng đa búp đỏ hiếm nơi có /
Đảo Dấu thờ thần bờ cõi yên /
Ghi nhớ công ơn nguời có tiếng /
Nhân dân thờ phụng Dấu rừng thiêng./
***   ………..***
Cách bờ Đảo Dấu vài cây số /
Diện tích một vuông đa búp đỏ /
Tự có ngày nào rừng cõi thiêng /
Cũng là cửa ải mắt thần đó /
Trường tồn mãi mãi với dân ta /
Bờ cõi bình yên ngăn giặc ngó /
Non nuớc Đồ Sơn tôn đảo rừng /
Đền thiêng Tổ quốc nguời ghi nhớ./




        Kỳ bí khu rừng cây cổ thụ lớn nhất Việt Nam
Một hòn đảo với diện tích chỉ hơn 1km2, nằm rất gần đất liền nhưng lại giữ được một khu rừng nguyên sinh với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, trong đó 35 cây đa búp đỏ được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Những câu chuyện nhuốm màu huyền bí về vị thần thiêng trấn giữ đảo đã giúp cả hòn đảo vẫn giữ được vẻ hoang sơ, quyến rũ vì chẳng ai dám đến đây bẻ một cành cây, nhặt một hòn đá.

Quần thể cây di sản đa búp đỏ lớn nhất Việt Nam

Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa cấp bằng công nhận cây di sản đối với quần thể đa búp đỏ ở đảo Dấu, thuộc P.Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng). Một điều đặc biệt là thông thường hội này chỉ cấp giấy chứng nhận đối với từng cá thể cây thì trong giấy chứng nhận này họ cấp chứng nhận cho… 35 cây.

Lần đầu đến đảo, chúng tôi thật không ngờ hòn đảo này lại gần đất liền đến vậy, chỉ chừng chưa đầy 2km (nghe nói người ta đang dự định làm một chiếc cầu nối từ đất liền ra đảo).
Theo địa giới hành chính thì hòn đảo này thuộc P.Vạn Hương, Q.Đồ Sơn và như vậy nó vẫn là đất… nội thành. Có lẽ đây là khu rừng nguyên sinh duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng một quận nội thành.
...
Trên đảo Dấu có một ngôi đền mà bất cứ người dân Đồ Sơn nào khi nhắc đến cũng đều thành kính gọi là đền Dấu hay đền Cụ. Tương truyền đền thờ một vị tướng nhà Trần hy sinh trong trận chiến chống quân Nguyên Mông.
Người Đồ Sơn còn lưu truyền câu chuyện về nguồn gốc ngôi đền: Sau một trận chiến nơi cửa biển, những ngư dân câu đêm gặp một xác người không đầu dạt vào đảo Dấu.
Nhìn y phục, biết là một vị tướng nhà Trần tử trận, mọi người liền vớt lên thành kính khói nhang chờ trời sáng mai táng.
Nhưng khi mặt trời mọc, chỗ xác vị tướng nọ, mối đùn lên che kín thành một ngôi mộ. Thấy sự lạ, dân làng bèn lập đền để đèn nhang thờ phụng, tôn vinh là Nam Hải Thần Vương.
Xưa, có một vị vua (chưa rõ đời nào) đi tuần thú bằng đường biển. Khi thuyền rồng qua khu vực đảo Dấu, thấy phong cảnh đẹp, lại lắm tôm cá, ngài bèn lệnh cho dừng thuyền, lên đảo buông cần câu cá.
Lưỡi câu của nhà vua, không cong có ngạnh như lưỡi câu thường, mà là lưỡi thẳng không ngạnh giống như lưỡi câu của ông Lã Vọng xưa kia. Vì vua chỉ định câu chơi chứ không bắt cá. Sau khi cắm mồi, nhà vua thả lưỡi câu xuống nước. Lạ kỳ, cá nhiều nhưng chẳng con nào ăn mồi.

Lúc lâu, nhà vua thấy có một con cá rất lớn cứ nổi lên rồi lặn xuống chung quanh. Bực mình vì con cá quẩn quanh mồi trêu chọc, nhà vua liền khấn, nếu thần đảo có linh thiêng, cho câu được con cá này, sẽ tạ ơn. Dứt lời, không hiểu bằng cách nào mà lưỡi câu thẳng lại mắc được vào miệng con cá.
Tùy tùng giúp nhà vua kéo con cá nặng hơn 10 kg lên bờ. Lần thứ hai, vào thời Hậu Lê, có vị vua đi kinh lý ở Đồ Sơn, đậu thuyền nghỉ đêm cạnh đảo Dấu. Nằm chiêm bao, nhà vua thấy một ông già tóc bạc phơ đến ra mắt và xưng là thần đảo.
Tỉnh dậy, vua phán, nếu thực sự là thần linh thì hãy hiển linh cho ta xem. Vua vừa dứt lời, một con cá to nhảy lên thuyền rồng. Thấy linh nghiệm, nhà vua phong cho ngài là “Lão Đảo Đại Thần Vương”.

Lần sau cùng ngài hiển linh trước một vị quân vương, đó là trong một dịp kinh lý ra Bắc, qua khu vực Đồ Sơn, thuyền rồng của Vua Tự Đức gặp sóng to, gió lớn, mưa tầm tã.
Nghe các quan lại địa phương bẩm tấu về sự linh thiêng của ngôi đền trên đảo Dấu, vua liền lên đền khấn vái. Thật lạ kỳ, sau khi nhà vua khấn xong, bỗng nhiên trời quang mây tạnh, gió yên biển lặng. Vua Tự Đức liền sắc phong cho ngài là Nam Hải Thần Vương.
...Thần giữ đảo...
Đem thắc mắc tại sao một khu rừng trên một hòn đảo chỉ cách đất liền chưa đầy 2km mà không bị tàn phá hỏi ông Đỗ Văn Viết, ông thẳng thắn: Nếu ở những nơi khác thì chắc chắn khu rừng này đã bị tàn phá từ lâu rồi.
Tuy vậy ở đảo Dấu, chúng tôi chẳng cần làm gì bảo vệ thì người dân cũng không dám ra đó mà phá. Những câu chuyện về những người “cả gan” lấy của thần, bị trừng phạt khiến chẳng ai dám ra đảo Dấu bẻ một cành cây, nhặt một hòn sỏi đem về.
.............

(Theo Lao động)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét